Như chúng tôi vừa đề cập ở trên, rửa mặt bằng nước muối sinh lý sẽ đem lại lợi ích cho da nếu sử dụng đúng cách. Trước tiên, bạn cần học cách rửa mặt với loại dung dịch này theo 3 bước sau đây:
Bạn hãy dùng bông thấm ướt nước tẩy trang rồi thoa đều lên da mặt từ trong ra ngoài. Nên dùng bông tẩy trang dày, không dùng loại quá mỏng. Sau đó, bạn dùng nước ấm rửa mặt, massage nhẹ nhàng trên da để lỗ chân lông được giãn nở.
Dùng bông thấm ướt nước muối sinh lý, thoa nước muối sinh lý lên toàn bộ khuôn mặt. Bạn nên lau kỹ tại khu vực chữ T nơi dầu nhờn tiết ra nhiều và cả vùng da ở cổ.
Ở bước cuối, bạn dùng nước ấm rửa lại mặt, rồi dùng tay vỗ nhẹ nhàng trên mặt để da mau khô. Sau đó, bạn thoa một lớp kem dưỡng ẩm da mặt để hạn chế tình trạng bong tróc do thiếu ẩm.
Các bước rửa mặt với nước muối sinh lý
Lưu ý: Nếu mặt đang có vết thương hở, bạn không nên dùng nước muối sinh lý rửa mặt vì có thể gây đau.
Tìm hiểu: Rửa mặt bằng nước vo gạo có bắt nắng không?
Mặc dù được đánh giá an toàn cho da nhưng những đối tượng sở hữu 1 trong 3 loại da dưới đây không được khuyến khích sử dụng nước muối sinh lý rửa mặt:
Đối với những da mặt bị mụn nặng không thể tự khỏi chỉ bằng việc rửa nước muối sinh lý. Thậm chí việc dùng nước muối không theo chỉ định của bác sĩ có thể khiến lượng mụn tăng nhanh chóng. Cách tốt nhất trong trường hợp này là bạn cần tới phòng khám da liễu và điều trị theo phác đồ của chuyên gia.
Nước muối sinh lý có tính kháng khuẩn mạnh nhờ chứa một lượng lưu huỳnh và natri lớn. Do vậy, đối với những làn da nhạy cảm, nước muối sinh lý có thể gây kích ứng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu sau khi dùng.
Da nhạy cảm không nên dùng nước muối sinh lý rửa mặt
Một trong các tính chất của nước muối sinh lý là giảm lượng bã nhờn và dầu tiết ra trên mặt. Mặc dù đặc điểm này được đánh giá là giúp giảm số lượng mụn do giúp lỗ chân lông thông thoáng nhưng lại có thể khiến da khô hơn bình thường. Chính vì lý do này, các bạn sở hữu da khô được khuyến cáo không nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh da mặt.