Các tác dụng khác của lăn kim
Ngoài việc trị nám, lăn kim còn có các tác dụng cực kỳ tuyệt vời đối với làn da như:
- Lăn kim trị mụn: Với cơ chế kích thích nhân mụn dưới da trồi lên nhanh hơn, giúp mụn ẩn và nhân mụn được xử lý cùng một lúc, tránh tình trạng tái phát hay mụn thay nhau trồi và sưng lên. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể giải quyết được các loại mụn như mụn bọc, mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn cám,…Đối với mụn mủ hay tình trạng viêm da nặng, bạn cần tìm đến các bác sĩ da liễu để có hướng giải quyết tốt và tham khảo ý kiến của họ khi muốn lăn kim.
- Lăn kim trị sẹo rỗ: Bằng việc tạo ra các vết thương giả trên da, lăn kim có thể bổ sung collagen và elastin khi da có sẹo rổ, giúp nhanh chóng làm đầy sẹo, hình thành các tế bào mới, cải thiện làn da một cách hiệu quả.
Bằng cách tạo ra các vết thương giả, lăn kim có thể giúp da kích thích sản sinh các chất cần thiết để làm đầy sẹo
- Lăn kim trị thâm, lão hóa và các vấn đề da: Ngoài ra, các vấn đề về da như thâm, dầu nhờn, mất độ đàn hồi cũng có thể được giải quyết bằng lăn kim. Nhờ khả năng thúc đẩy da ở tầng thượng bì sản sinh, cũng như các lớp collagen và elastin hình thành, làn da sẽ trở nên vô cùng săn chắc, tăng độ đàn hồi và kiểm soát tốt lượng dầu nhờn trên da.
Ai nên và không nên lăn kim trị nám?
Đây là một phương pháp mang đến nhiều lợi ích cho làn da và phù hợp với đa dạng tình trạng của khách hàng. Nhưng vẫn có một số trường hợp không nên áp dụng lăn kim để tránh làm da trở nên xấu hơn.
Là một phương pháp phù hợp với nhiều làn da nhưng vẫn có một số trường hợp tuyệt đối không nên áp dụng
Những làn da nên lăn kim
Những làn da nên lăn kim trị nám vì có thể mang đến hiệu quả cực cao là:
- Da xuất hiện sẹo rỗ: Nên lăn kim càng sớm càng tốt để làn da được phục hồi tối đa.
- Da có sẹo rỗ đi kèm với mụn mức độ nhẹ.
- Da có mụn đầu đen, thâm nám hay xuất hiện các dấu hiệu của lão hóa như vết nhăn, vết chân chim
Những làn da có thể lăn kim nhưng nên cẩn thận
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây, bạn nên cẩn thận khi lăn kim, tốt nhất nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
- Sẹo lồi, Eczema, các nốt mụn trên mặt sưng to hoặc có các mắc phải các tình trạng da mãn tính khác.
- Có nốt ruồi nổi hoặc mụn cóc.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc cho con bú.
Phụ nữ đang mang thai không nên lăn kim, trong trường hợp cấp thiết thì cần tham khảo qua ý kiến bác sĩ
Những làn da không nên lăn kim
Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây, bạn tuyệt đối không nên lăn kim trị nám:
- Người bị tiểu đường, khi mắc phải căn bệnh này, các vết thương trên da dù nhỏ hay lớn cũng sẽ rất khó lành và dễ bị nhiễm trùng.
- Mắc bệnh máu không đông, xuất huyết giảm tiểu cầu, các bệnh mạch máu collagen.
- Có vấn đề tim mạch.
- Có bệnh suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
- Có sẹo vừa xuất hiện dưới 6 tháng hoặc xơ cứng bì.
- Có làn da quá mỏng, gân xanh và mạch hiện lên quá rõ.
Những làn da quá mỏng không nên áp dụng phương pháp lăn kim